Hướng dẫn chế biến những món ăn từ rau mầm ngon và an toàn nhất cho mẹ và bé

Cách chế biến rau mầm đúng cách nhất , giới thiệu các món ăn từ rau mầm vừa đơn giản thực hiện nhanh chóng, lại ngon và giàu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chuyên mục Mẹ và bé của vnstyles.vn chia sẽ
những kinh nghiệm, bí quyết cho giai đoạn
tiền thai sản, mang thai và làm mẹ hay nhất cho chị em.
 
Rau mầm hiện nay đang được các chị em nội trợ yêu thích và thường được chọn chế biên các món ăn cho cục cưng của mình. Rau mầm vừa dễ ăn, vừa giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cần phải biết sơ chế đúng cách để tránh ngộ độc. Ngoài ra, nên thường xuyên đa dạng các món ăn từ rau mầm để bé nếu không bé sẽ chống ngán.
 

Cách chế biến những món ăn ngon từ rau mầm bé thích ăn nhất
Rau mầm là gì?

Rau mầm là rau được canh tác trong thời gian ngắn, thu hoạch sau chỉ 5 đến 7 ngày sau khi gieo hạt. Hiện tại có 4 loại hật giống được sử dụng trồng rau mầm chính là:

Rau mầm cải củ
Rau mầm hướng dương
Rau mầm rau muống
Rau mầm đậu phụng

Rau mầm có 2 loại chính:

Rau mầm trắng: Loại rau được trồng trong điều kiện không có ánh sáng, có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng.
Rau mầm xanh trồng trong điều kiện có ánh sáng với thân màu trắng hơi xanh và lá mầm xanh.

Rau mầm có công dụng gì?

Rau mầm dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical, do các chất này cần thiết để cho cây mới nảy mầm có thể phát triển. Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.

Rau mầm có thế gây ngộ độc

Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn. Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách.

Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch. Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóanhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này. Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.

Cách sơ chế rau mầm đúng cách tránh ngộ độc

  • Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới ,điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản.
  • Rau mầm khi mua về phải được rửa thật sạch, rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Sau đó ngâm trong nước muối hòa tan chừng 10-15 phút trước khi sử dụng.
  • Cần lưu ý, rau mầm có thân rất yếu và mỏng manh nên mẹ phải hết sức nhẹ tay trong quá trình rửa để tránh rau bị dập, khi chế biến sẽ mất ngon. Lượng muối hòa vào nước cũng không quá nhiều, khoảng một muỗng cafe muối trong ba lít nước là vừa đủ.
  • Thời gian sử dụng rau mầm tốt nhất là trong vòng một ngày. Nếu không có thời gian đi chợ, bán có thể đựng rau trong túi thực phẩm hoặc hộp nhựa, giữ ở nhiệt độ 5°C trong khoảng 3 – 4 ngày. Cẩn thận với những loại rau mầm vẫn tươi nguyên sau một tuần, có thể rau đã có chất bảo quản.
  • Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.

Cách trồng rau mầm tại nhà đơn giản nhất

Nguyên liệu trồng rau mầm

  • Hạt giống: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…
  • Đất trồng: Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 30-40g hạt giống là đủ.
  • Hoặc bạn có thể sử dụng xơ dừa trồng rau mầm vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng. Bạn cũng có thể trồng rau mầm trong chậu cây hoặc sử dụng các máy trồng rau mầm.
  • Bìa carton: Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay (hộp, chậu) trong 1–2 ngày đầu mới gieo hạt.
  • Bình tưới: Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới.

 Cách trồng rau mầm tại nhà đơn giản nhất

  • Ngâm hạt giống rau mầm

Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45-50°C) trong thời gian 2-5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn). Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.

Gieo hạt giống rau mầm

Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt đất. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống. Tưới phun nhẹ, che đậy cho bớt ánh sáng trong 3 ngày

Cách chăm sóc rau mầm

Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp. Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.

Thu hoạch rau mầm

Khi khi nhận thấy rau mầm đã có thể thu hoạch được bạn dùng dao cắt sát gốc cây rau mầm ,hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ. Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.


1. Những món ăn từ rau mầm: bột nấu rau mầm

Nguyên liệu

200ml nước; 10g khoảng 2 thìa café đạm là thịt, cá… băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút); 10g (khoảng 2 thìa café) rau mầm băm nhuyễn; dầu ăn.

Bé không ăn được vị cay chỉ sử dụng mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mầm đậu hà lan, rau mầm cải ngọt. Rau mầm củ cải trắng và củ cải đỏ có vị hơi cay nồng bé sẽ khó ăn hơn

Cách chế biến

Thịt (cá) sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).
Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.
Cho tiếp rau vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp.
Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín.
Khi bé lớn hơn thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có bát bột đặc hơn.
Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy một nhúm giá (khoảng 20g) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

2. Những món ăn từ rau mầm: Rau mầm xào thịt bò:

Nguyên liệu 

200g thịt bò mềm; 200g rau mầm; Vài quả cà chua chín; chút gừng, tỏi, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn.

Cách chế biến rau mầm xào bò

Thịt bò rửa sạch, lọc gân, thái lát mỏng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch thái miếng, giã nhỏ vắt lấy nước, bỏ bã. Tỏi bóc vỏ giã nhỏ, cà chua rửa sạch thái khoanh.
Ướp thịt với gừng, tỏi, một chút nước mắm, bột ngọt trong 15 phút. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn đun sôi, cho thịt bò vào xào nhanh tay, thịt chín tái xúc ra đĩa. Bắc chảo lên bếp lại, cho thêm dầu đun sôi, cho rau mầm vào đảo nhanh, đổ đĩa thịt bò vào xào chung với rau, nêm lại gia vị, xúc ra đĩa có trang trí cà chua.

3. Món ngon từ rau mầm: rau mầm xào tôm

Nguyên liệu:

100g rau mầm; 1 củ carrot bào sợi; 150g tôm; 1 thìa cafe tỏi xay; 1/2 bát nước dùng; 1 thìa cafe bột năng, pha với nước; 1 thìa cafe đường; 2 thìa cafe bột nêm.

Cách chế biến món rau mầm xào tôm

Rửa sạch rau mầm, để ráo. Chần sơ tôm cho vừa chín tới, bóc vỏ, chừa đuôi.
Phi tỏi thơm, cho tôm vào xào, thêm carrot bào sợi và nước dùng. Nêm đường, bột nêm, bột năng. Cho rau mầm vào đảo nhanh tay, bày ra đĩa.

4. Món ngon từ rau mầm: canh chua thịt, rau mầm:

Nguyên liệu:

100g rau mầm; 150g thịt thăn; 2 quả cà chua; 6 quả sấu tươi; 7 cây nấm hương khô; Nước dùng, gia vị, dầu ăn, một chút nước mắm, hành khô.

Cách chế biế canh chua thịt rau mầm

Rau mầm rửa sạch, để ráo. Cà chua cắt miếng, sấu cạo vỏ. Hành khô, nấm hương thái nhỏ. Thịt thăn băm ra ướp chút gia vị, hành khô và nấm hương (trộn đều tay cho thịt hành tiêu và nấm quyện vào nhau), sau đó vê thành từng viên tròn nhỏ để ra đĩa.
Bắc nồi, cho chút dầu ăn, cà chua bỏ vào đảo sơ sơ ra dầu màu vàng ươm, chế nước dùng đủ ăn, thả sấu vào đun.
Khi sôi nêm chút gia vị, sau đó thả từng viên thịt đã vê tròn vào, đun tiếp chừng 10 phút là chín thịt. Cuối cùng thả rau mầm vào, rắc chút nước mắm, chờ sôi bắc xuống ngay.

5. Món ngon từ rau mầm: soup cá thác lác rau mầm

Nguyên liệu

100g cải mầm; 100g cá thát lát; 50g ngô hạt; 50g đậu Hà Lan; 2 nhánh hành lá; 1/2 thìa soup bột nêm; 1 tô nước dùng; 2 thìa soup bột năng.

Cách chế biến món soup cá thác lác rau mầm

Cho cá thát lát vào tô, dùng thìa to, đầu tròn quết cho cá dẻo và thật nhuyễn. Tiếp đến, cho bột nêm và 1 nhánh hành lá thái nhuyễn vào, tiếp tục quết cho mịn.
Luộc hạt ngô khoảng 5 phút. Đậu Hà Lan chần qua nước sôi.
Đun sôi nước dùng. Dùng thìa múc từng viên cá thành viên vào. Đun khoảng 2 phút rồi thêm ngô, kế đến là đậu Hà Lan.
Cho bột năng vào bát, khuấy tan với nước, đổ vào nồi đang nấu, khuấy nhanh rồi tắt bếp. Cho cải mầm vào. vậy là bạn món ăn từ rau mầm 

rau mầm, món ăn từ rau mầm

Bài liên quan